QUẢN LÝ KHU PHỨC HỢP

Quản lý bất động sản ở Việt Nam – Trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, bất động sản ngày càng khởi sắc. Với hiện trạng các tòa nhà mọc lên ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi các tòa nhà phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết để nổi bật trong thị trường. Trong đó, khâu quản lý tòa nhà là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định đến sự lựa chọn mua hoặc thuê của khách hàng.

QUẢN LÝ TOÀ NHÀ LÀ GÌ?

Ngành quản lý bất động sản, quản lý tòa nhà là một ngành kinh doanh dịch vụ tuân theo quy trình khoa học nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của một tòa nhà từ phần cứng như kết cấu, kiến trúc, hệ thống PCCC, thang máy, điện, nước cho đến các tiện ích như vệ sinh, cây xanh và các dịch vụ giá trị gia tăng khác: cho thuê, quản lý nhân công, giải quyết những tranh chấp giữa các khách hàng…”.

Quản lý tòa nhà sẽ cung cấp dịch vụ, nhân công, theo dõi họ thực hiện những công việc bảo vệ, vệ sinh, giao dịch với khách hàng thuê, vận hành điện, nước, bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà để tòa nhà hoạt động tốt, kinh doanh hiệu quả cao, mỗi người đảm trách một mảng riêng, theo dõi, hệ thống giúp người quản lý cao nhất biết được chi tiết sửa chữa, nhu cầu của từng khách hàng.

Quản lý tòa nhà nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của tòa nhà diễn ra với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất. Bao gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau: Đảm bảo an ninh, trật tự; Dịch vụ vệ sinh; Quản lý và chăm sóc khách hàng, đối nội, đối ngoại, nhân sự, giám sát hoạt động; Vận hành, bảo trì bảo dưỡng và ngăn ngừa sự cố của toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà; Marketing… Điều này giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách chuyên nghiệp. Chính vì vậy, công việc của những đơn vị quản lý là giúp đảm mọi mọi hoạt động của toà nhà nói chung và chung cư, văn phòng nói riêng được vận hành trơn tru, ổn định và chất lượng tốt nhất.

1. QUẢN LÝ TÒA NHÀ VĂN PHÒNG

Quản lý toà nhà văn phòng được hiểu là một hay toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý toà nhà, nhằm vận hành mọi hoạt động trong toà nhà văn phòng diễn ra một cách thuận lợi và an toàn nhất. Giúp khách hàng đang làm việc và sử dụng dịch vụ tại tòa nhà cảm thấy thoải mái, dễ dàng khai thác hiệu quả nhất.

Vì thế, việc vận hành và quản lý tòa nhà văn phòng góp phần mang đến giá trị bất động sản cho tòa nhà. Chất lượng ảnh hưởng đến tới giá trị cho thuê văn phòng và số lượng khách hàng hợp tác đến thuê.

2. QUẢN LÝ TÒA NHÀ CHUNG CƯ

Quản lý toà nhà chung cư là công việc bao gồm một hoặc toàn bộ hoạt động liên quan đến toà nhà nhằm đảm bảo cho mọi dân cư sinh sống tại chung cư có một môi trường sống lành mạnh, an ninh nhất.

Một chung cư sẽ là một cộng đồng với hàng trăm, hàng ngàn cư dân sinh sống. Mỗi cư dân sẽ có những nhu cầu khác nhau, chính vì thế để đáp ứng được tất cả là một điều hầu như không thể. Đôi khi nó được ví von như “làm dâu trăm họ”, để mọi người có thể dễ hình dung hơn những khó khăn đó.

Chỉ cần một bức xúc nhỏ của cư dân, như bóng điện bị cháy hay đường ống nước bị tắc và nhân viên kỹ thuật chưa kịp thời hỗ trợ, cũng rất dễ trở thành “đốm lửa” làm bùng phát các mâu thuẫn khác, lâu ngày dễ dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Chính vì vậy, rất cần có một đơn vị quản lý chuyên nghiệp để vận hành và nâng cao giá trị sống của cư dân cũng như giá trị bất động sản.

CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

Quản lý toà nhà – một công việc đòi hỏi cần phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và trách nhiệm nghề nghiệp cao.

Công việc quản lý tòa nhà bao gồm quy trình kiểm soát các dịch vụ, thực hiện công việc có trong toà để tòa nhà được vận hành cách tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể.

NGÀNH QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN, QUẢN LÝ TÒA NHÀ BAO GỒM:

– Quản lý tài chính: Ban quản lý toà có trách nhiệm quản lý tài chính một cách rạch ròi và minh bạch nhất, chi trả cho mọi khoảng chi phí hoạt động trong toà nhà.

– Quản lý nhân sự: Ban quản lý nhân sự có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của từng nhân viên để đảm bảo công việc được đề ra, để có những biện pháp xử phạt và khen thưởng xứng đáng.

– Quản lý khách hàng: Ban quản lý khách hàng có nhiệm vụ chăm sóc mọi đối tượng khách hàng, giải quyết những nhu cầu và thắc mắc một cách chính xác nhất đều là công việc của bộ phận quản lý khách hàng. Cần phải làm mọi cách để luôn đem đến sự hài lòng và giữ chân khách hàng bằng mọi cách.

– Bảo trì kỹ thuật: Trong toà nhà có rất nhiều thiết bị kỹ thuật cần được phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo mọi sự hoạt động thông suốt của toàn hệ thống.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

Quy trình quản lý toà nhà sẽ giúp cho mọi hoạt động của toà nhà diễn ra mật thiết hơn, các quy trình sẽ được vận dụng theo từng giai đoạn thích hợp vào các hoạt động quản lý, điều hành nhằm đảm bảo toà nhà luôn được vận hành an toàn và đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng. Quy trình quản lý toà nhà bao gồm:

– Quản lý hợp đồng

  • Quy trình ký hợp đồng cho thuê và những quy định cụ thể
  • Quy trình thu tiền thuê
  • Quy trình thu tiền dịch vụ
  • Quy trình thanh lý hợp đồng

– Quy trình khách hàng

  • Quy trình quản lý và sử dụng phòng
  • Quy trình đánh giá sự thoả mãn của khách hàng
  • Quy trình xử lý và giải quyết các khiếu nại của khách hàng
  • Quy định về an toàn, an ninh của khách hàng
  • Quy định quản lý tài sản của khách hàng
  • Quy định quản lý vệ sinh của khách hàng
  • Quy định quản lý thiết bị, dịch vụ của toà nhà

– Quy trình an ninh

  • Nội quy phòng cháy, chữa cháy của toà nhà
  • Quy trình tuần tra bộ phận bảo vệ
  • Quy định huấn luyện về an toàn phòng cháy chữa cháy
  • Quy trình kiểm soát tài sản, hàng hoá
  • Quy trình kiểm soát khách tham quan, nhân viên
  • Quy trình giữ xe (ô tô, gắn máy, xe đạp)

– Quy trình vận hành kỹ thuật

  • Quy trình sữa chữa, bảo trì toà nhà
  • Quy trình bảo trì các công trình xây dựng
  • Quy trình bảo dưỡng thang máy, máy điều hoà,..

– Quy trình vệ sinh

  • Quy định kế hoạch vệ sinh các khu vực tại toà nhà
  • Quy định quản lý rác thải trong và ngoài toà nhà

CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

Theo quy định tại điều 73 tại Bộ luật nhà ở, các doanh nghiệp quản lý vận hành toà nhà cần phải tuân thủ theo điều kiện quản lý. Việc quản lý toà nhà phải do đơn vị có năng lực về chuyên môn quản lý và vận hành toà nhà. Đơn vị quản lý chung cư phải thực hiện đầy đủ các công việc quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, bảo trì nhà và những công tác phòng cháy chữa cháy thường xuyên.

Các thành viên trong ban Giám đốc và cán bộ làm việc tại các phòng ban – các bộ phận chuyên môn cần phải có trình độ tương ứng với vị trí công việc, đồng thời cần có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá học, đào tạo các kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao về hệ thống quản lý toà nhà theo quy định của Nhà nước.

SAVISTA – ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TOÀ NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT

SAVISTA – tự hào là một đơn vị quản lý bất động sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam với những lĩnh vực quản lý toà nhà, chung cư, cao ốc…Với năng lực được kiểm chứng, SAVISTA đã được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước chọn làm đối tác quản lý, vận hành dự án. Hiện tại, SAVISTA đã và đang quản lý, vận hành hơn 30 dự án bất động sản trên khắp cả nước. Với một đội ngũ nhân viên được đào tạo những kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp, SAVISTA đã cung cấp đến khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất, không chỉ tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư mà còn nâng cao hình ảnh và giá trị của tòa nhà thông qua dịch vụ quản lý chuyên nghiệp

Bạn là chủ đầu tư – đang cần tìm một đơn vị quản lý toà nhà hiệu quả, chuyên nghiệp? Thì chắc chắn SAVISTA sẽ là một đối tác tuyệt vời. Bằng chính năng lực và phương châm hoạt động “Sự hài lòng của khách hàng là thành quả của SAVISTA – Lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của SAVISTA”. SAVISTA luôn giữ vững chữ Tín để đem đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất.

Hy vọng những thông tin được cập nhập dưới đây sẽ đem đến những điều bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn sẽ sớm tìm kiếm được một ban quản lý toà nhà hiệu quả.